CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC, TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC, TÂM LÝ HỌC​
 
Tâm lý học, Giáo dục học đang được xem là ngành “Hot” và rất cần nhân lực trong một vài năm gần đây. Trên thực tế, với những kiến thức chuyên ngành được đào tạo, sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

1. Nhà giáo: Giảng dạy Tâm lý học, Giáo dục học trong các Trường chuyên nghiệp; Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài Tỉnh; Giảng dạy Kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
2. Nhà nghiên cứu: Các nhà tâm lý học làm việc tại các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng; tham gia vào việc hoạch định các chính sách liên quan đến đời sống tâm lý được ứng dụng trong các hoạt động quản trị, kinh doanh v.v… ; Tham gia vào các dự án, các chương trình của các tổ chức trong và ngoài nước, tổ chức phi chính phủ v.v…
3. Nhà tư vấn học đường: Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, giúp cho học sinh có đời sống tinh thần tốt hơn. Công việc chính của họ là tham gia vào việc phòng ngừa hoặc hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh trong việc vận dụng kiến thức tâm lý học, giáo dục học để phòng ngừa, ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần; Trực tiếp tìm hiểu, can thiệp sớm với những trường hợp mới chớm có dấu hiệu rối nhiễu; Là cầu nối hỗ trợ cha mẹ học sinh, chuyển học sinh đến những cơ sở trị liệu chuyên biệt hơn nếu cần thiết; Cung cấp thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, giúp học sinh dễ dàng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân sau khi ra trường.
4. Nhà trị liệu tâm lý: Làm việc tại các bệnh viện, các trung tâm trị liệu tâm lý khác với vị trí trị liệu tâm lý, hỗ trợ cho các bác sỹ. Đôi khi họ có thể làm việc độc lập. Họ giúp cho người có nhu cầu trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý bên ngoài (mâu thuẫn với người khác) cũng như những khó khăn tâm lý mang tính nội sinh. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý còn có thể làm công việc phát hiện, can thiệp, trị liệu cho trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ có rối nhiễu tâm trí, trẻ rối loạn cảm xúc..…
5. Chuyên viên tham vấn: Các chuyên viên tham vấn có môi trường làm việc rất rộng, tại các trung tâm tư vấn, các công ty, các đường dây tư vấn nóng như 1080, 1088, 1900… hoặc các dự án phi chính phủ v.v… Công việc của các chuyên viên tư vấn thường liên quan đến các vấn đề nảy sinh trong các lĩnh vực tình yêu, hôn nhân, gia đình, các mối quan hệ xã hội... Công việc của họ thường là gặp gỡ, trò chuyện để giúp cho người có nhu cầu nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm ra được cách giải quyết phù hợp nhất.
6. Nhà tư vấn tuyển dụng: Giúp các nhà quản lí trường học, quản lý doanh nghiệp… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp.
7. Nhân viên công tác xã hội: Tham gia cộng tác với các tổ chức, cơ quan trong và ngoài Tỉnh như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Sở Lao động - Thươnng binh và xã hội, Đài phát thanh, Truyền hình…

 

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website của Khoa Tâm lý - Giáo dục thế nào?

Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 4
 
  •   Hôm nay 192
  •   Tháng hiện tại 10,896
  •   Tổng lượt truy cập 1,977,173